Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Quyết định của Bộ Y tế - Hướng dẫn vệ sinh khu phẫu thuật - Phần 5

SHARE THIS


CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.
Hóa chất sử dụng trong vệ sinh môi trường phòng/khu phẫu thuật 9101213
Kết quả khảo sát thực trạng công tác vệ sinh buồng/khu phẫu thuật tiến hành năm 2014 tại một số bệnh viện do Dự án Tăng cường y tế tuyến tỉnh của GIZ cho thấy hầu hết các bệnh viện sử dụng hóa chất thông dụng chứa clo để làm sạch và khử khuẩn môi trường phòng/khu phẫu thuật. Trong đó có tới 50% bệnh viện sử dụng cloramin B, 33% bệnh viện sử dụng Javel và khoảng 16% bệnh viện sử dụng Precept. 50% bệnh viện có sử dụng hóa chất vệ sinh công nghiệp có hương thơm để vệ sinh môi trường bên ngoài phòng phẫu thuật do các công ty vệ sinh công nghiệp thực hiện (thực chất các loại hóa chất này đều chứa clo). Vì vậy, hướng dẫn này ngoài việc hướng dẫn quy trình làm sạch, vệ sinh mà còn quan tâm đến hướng dẫn sử dụng hóa chất cho vệ sinh môi trường khu phẫu thuật.8
1. Nguyên tắc lựa chọn hóa chất làm sạch và khử khuẩn bề mặt môi trường
Hóa chất phải có phổ kháng khuẩn rộng;
Có khả năng làm sạch và tẩy rửa tốt;
Tác dụng nhanh khi tiếp xúc với bề mặt môi trường;
Có khả năng pha loãng và nồng độ sau pha ổn định kéo dài;
Không bị phân hủy bởi tác động của các yếu tố môi trường;
An toàn cho nhân viên, NB, môi trường;
Hiệu quả khử khuẩn kéo dài trên bề mặt môi trường, vật dụng;
Dễ dàng sử dụng;
Không mùi (có mùi dễ chịu nếu có);
Kinh tế và d tìm kiếm trên thị trường.
2. Nguyên tắc pha và sử dụng hóa chất làm sạch, và khử khuẩn bề mặt môi trường
2.1. Hóa chất làm vệ sinh và khử khuẩn được chia thành những liều nhỏ cho từng lần pha, phù hợp với khối lượng dung dịch sử dụng mỗi lần, mỗi ngày. Bên ngoài gói, chai/lọ hóa chất đậm đặc phải có nhãn ghi: tên, hàm lượng, cách pha để đảm bảo người dùng thuận tiện, pha chính xác.
2.2. Hóa chất làm vệ sinh và khử khuẩn được pha mỗi ngày, pha đúng nồng độ chỉ dẫn theo mục đích, đối tượng làm sạch, khử khuẩn. Hóa chất sau khi pha phải được bảo quản tránh bay hơi và làm mất tác dụng trong suốt quá trình chưa sử dụng, thời gian bảo quản sau pha tùy theo loại sản phẩm sử dụng.
2.3. Hóa chất luôn được bảo quản để trong thùng, hộp đậy nắp, màu tối, tránh ánh sáng và để cách xa tầm tay của trẻ em, xa nơi để thực phẩm chế biến. Không đựng hóa chất khử khuẩn trong các dụng cụ, chai thùng (đã và đang) dùng chứa thức ăn, nước uống thông dụng trên thị trường.
2.4. Pha hóa chất ở nơi có thông khí tốt. Người thực hiện pha hóa chất không đứng cui gió. Chỉ pha dung dịch có chứa clo với nước lạnh. Không dùng miệng để hút hóa chất bằng ống hút, nếu cần hãy sử dụng bơm hút (quả bóp) bằng tay hoặc máy.
2.5. Không đựng chung các loại hóa chất trong cùng vật chứa hoặc pha trộn với chất tẩy rửa khác để tránh các phản ứng hóa học trung hòa, làm giảm hiệu quả, phản tác dụng của hóa chất.
2.6. Khi pha hóa chất, người pha phải sử dụng đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân như: khẩu trang, găng tay cao su và tạp dề chống thấm nước, kính bảo vệ mắt tránh dung dịch bị bắn vào mắt, miệng và cơ thể. Rửa tay ngay sau khi tháo găng.
2.7. Điều dưỡng trưởng khoa/khu/phòng phẫu thuật và điều dưỡng trưởng khoa KSNK chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nhân viên thực hành vệ sinh pha và bảo quản hóa chất khử khuẩn cho đúng nồng độ.
2.8. Tất cả NVYT phụ trách việc vệ sinh môi trường và những người làm trực tiếp đều phải được hướng dẫn về vấn đề chọn lựa hóa chất, cách sử dụng và xử lý khi có sự cố xảy ra, tai nạn ngộ độc, dị ứng, bỏng hóa chất.
3. Một số hóa chất có thể sử dụng trong làm sạch bề mặt phòng mổ
Có rất nhiều khuyến cáo cho việc sử dụng hóa chất trong vệ sinh phòng mổ, tuy nhiên với những cơ sở y tế nguồn lực còn hạn chế, thì WHO và nhiều tổ chức khác khuyến cáo việc dùng hóa chất sẵn có và giá thành chấp nhận được là Clo. Với bề mặt máy có diện tích môi trường nhỏ hoặc khi khẩn cấp có thể sử dụng hóa chất sát khuẩn pha trong cồn 70° để lau khử khuẩn bề mặt, tuy nhiên rất hạn chế đối với những vùng có sử dụng dao điện trong phẫu thuật.
Để khử khuẩn bề mặt người ta có thể sử dụng dung dịch hydrogen peroxide phun sương khô, hoặc hỗ trợ bằng tia cực tím có bước sóng khoảng 280 nm, tuy nhiên cả hai phương pháp trên khá tốn kém cho những nơi có nguồn lực hạn hẹp.
4. Hướng dẫn cách pha hóa chất chứa clo để làm sạch, khử khuẩn bề mặt buồng bệnh và phòng/khu phẫu thuật
Các hợp chất chứa Clo (Cl) là một nguyên tố thuộc nhóm halogen được sử dụng rộng rãi để khử khuẩn do có hoạt tính diệt khuẩn cao nhờ phản ứng ôxy hóa khử. Khi hòa tan trong nước, các hóa chất này sẽ giải phóng ra một lượng clo hoạt tính có tác dụng diệt khuẩn.
Hoạt chất có tác dụng chủ yếu của các hợp chất chứa Clo là Axit Hypocloro (HCIO) ở dạng không phân ly. Hoạt chất này sẽ bền vững hơn ở các chế phẩm chứa Clo có pH axit, do vậy các chế phẩm Clo có pH càng thấp (càng axit) thì tác dụng diệt khuẩn càng mạnh. Chẳng hạn, Natri Dichloroisocyanurate (NaDCC) sẽ có tác dụng mạnh hơn hẳn so với dung dịch Javel có cùng hàm lượng Clo tổng cộng do hai nguyên nhân: Do Javel có bản chất kiềm còn NaDCC có bản chất axit; hơn nữa với NaDCC, chỉ có 50% lượng Clo sẵn có nằm ở dạng tự do (HClO và OCl-), phần còn lại nằm ở dạng hợp chất (monochloroisocyanurate và dichloroisocyanurate).
Các hóa chất có chứa clo thường sử dụng ở Việt Nam bao gồm:
Cloramin B chứa hàm lượng 25 - 30% clo hoạt tính
Cloramin T chứa hàm lượng 25% clo hoạt tính
Canxi hypocloride (Clorua vôi) chứa hàm lượng 70% clo hoạt tính
Bột Natri dichloroisocianurate chứa hàm lượng 60% clo hoạt tính
Nước Javel (Natri hypocloride hoặc Kali hyphocloride).
Nên phân khu vực phẫu thuật làm 3 vùng khác nhau dựa vào nguy cơ phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể và đòi hỏi nồng độ hóa chất khác nhau như bảng 1 dưới đây:
Xem thêm phần 6


Mô tả:

Diễn đàn công nghệ làm sạch Việt Nam là nơi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật làm sạch và phục hồi vật liệu. Diễn đàn hoạt động phi lợi nhuận và vì mục đích cộng đồng

0 nhận xét: