Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm làm sạch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm làm sạch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Một số lưu ý khi lau sàn gỗ

Một số lưu ý khi lau sàn gỗ

SHARE THIS

Một số lưu ý khi lau sàn gỗ đúng cách cả sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp để gia tăng tuổi thọ cho sàn nhà.
Sàn gỗ công nghiệp
Điều đầu tiên cần lưu ý khi muốn lau sạch sàn gỗ là phải xử lý ngay khi bề mặt sàn gỗ xuất hiện vết bẩn để tránh hiện tượng đóng cục trên sàn.
Đối với sàn gỗ công nghiệp, nếu muốn làm sạch chỉ cần hút bụi bằng đầu hút chổi mềm. Trong trường hợp có các vết bẩn cứng đầu, hãy pha loãng dung dịch lau sàn bằng cách đổ một ít dung dịch lau sàn vào chậu nước sạch, khuấy đều lên, sau đó nhúng giẻ sạch hoặc cây lau nhà vào chậu rồi vắt kiệt nước và lau sàn nhà. Tiếp tục dùng giẻ khô lau lại ngay sau khi lau ướt.
Đối với vết bẩn là hoa quả, sữa, kem, bia, rượu, cà phê, trà, nước hoa quả và các thức uống khác, nên sử dụng chất lau sàn thông thường để làm sạch.
Còn nếu vết bẩn là xi đánh giày, dầu, nhựa đường, vết mài của giày dép gây ra thì dùng rượu trắng để làm sạch.
Riêng vết bẩn là mực, keo khô, máu thì phải dùng cồn pha methylate hoặc nước lạnh để lau.
Một lưu ý nữa khi làm sạch sàn gỗ công nghiệp là không dùng vật sắc nhọn để cậy bỏ các vết bẩn vì có thể làm xước sàn nhà.
Sàn gỗ tự nhiên
Đối với sàn gỗ tự nhiên, phải thường xuyên vệ sinh sàn gỗ tự nhiên bằng máy hút bụi.
Lưu ý, không nên lau sàn bằng giẻ ướt mà nên lau bằng giẻ lau mềm, vắt ráo nước bằng tay hay tốt nhất nên dùng máy đạp chân ly tâm để cho giẻ lau sạch và không bị sũng nước, khi sờ vào giẻ lau có cảm giác ráo nước, chỉ còn một lượng nước đủ ẩm giẻ lau để làm sạch bụi trên bề mặt sàn gỗ tự nhiên.
Một vài chú ý khi bảo quản sàn gỗ tự nhiên:
Khi lắp đặt sàn, nên lắp các thanh gỗ cách nhau một kích thước nhất định, để khoảng trống cho gỗ giãn nở khi nhiệt độ cao.
Đối với những vật dụng trong gia đình như bàn ghế, tủ, … để tránh trầy xước bề mặt sàn bằng cách cắt những miếng mút xốp hoặc nỉ vừa đúng với tiết diện của chân bàn, ghế, tủ,.. rồi dán vào dưới chân chúng.
Không kéo lê các vật nặng trên sàn gỗ.
Khi phát hiện nhà bị thấm, dột cần xử lý kịp thời.
Ngoài ra, nếu sàn gỗ có đánh vecni, nên dùng một ít sữa lau lên lớp vecni và để cho khô, sau đó dùng bàn chải (loại mềm) nhúng nước lã cọ sạch.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Bí quyết tẩy vết bẩn cứng đầu

Bí quyết tẩy vết bẩn cứng đầu

SHARE THIS

Dọn dẹp, lau chùi các vết bẩn cứng đầu bám trên các vật dụng luôn khiến bạn mất nhiều thời gian và công sức. Những mẹo vặt này sẽ giúp bạn
1. Làm sạch bề mặt bàn ủi Bạn rải một lượng muối lớn dưới bề mặt bàn ủi, để bàn ủi ở nhiệt độ cao nhất và tắt chế độ hơi nước nếu có. Khi bàn ủi được làm nóng, các vết bẩn trên bề mặt bàn ủi sẽ được muối làm sạch và sáng bóng như trước.


2. Làm sạch các vật dụng bằng da với hỗn hợp tự làm Bạn chỉ cần trộn đều hỗn hợp theo công thức ¼ chén dầu ô liu + ½ chén giấm bỏ vào chai xịt nước. Sau đó, bạn xịt hỗn hợp lên các vết bẩn và lau sạch bằng vải cotton.



3. Làm thế nào để làm sạch khi lọ sơn móng văng tung tóe khắp nhà? 
Đầu tiên, bạn phải nhanh chóng lau các vết bẩn càng sớm càng tốt, tránh để nó kịp khô lại sẽ khó làm sạch hơn. Đổ nước tẩy móng lên vết bẩn và để trong ít phút rồi lau sạch bằng khăn giấy. Đối với những vết bẩn cứng đầu thì bạn phun thêm keo xịt tóc và để trong ít phút rồi lau sạch. Cuối cùng, bạn làm sạch bóng sàn nhà với nước xà phòng ấm.



4. Làm sạch lò nướng đầy vết cháy và dầu mỡ Bạn chỉ cần kết hợp baking soda và giấm để tạo thành hỗn hợp dung dịch tẩy rửa loại bỏ hiệu quả các vết bẩn cứng đầu nhất chỉ trong vài phút.

5. Làm sạch toilet từ xa mà không cần cọ rửa Thay vì phải dùng tay cọ rửa toilet, bạn chỉ cần dùng giấm là đã có thể làm sạch toilet mà thậm chí không phải chạm tay vào. Đầu tiên, bạn tháo nước toilet, dùng giấy đã thấm dung dịch giấm rồi đặt quanh vành toilet.
Tiếp đến, bạn cho thêm một 1 chén giấm vào khu vực xung quanh và chỉ cần để trong một khoảng thời gian ngắn 5-10 phút. Sau khi lấy khăn giấy thấm giấm xung quanh ra, các vết bẩn trong toilet đã được làm sạch bong.


6. Làm sạch vòi tắm hoa sen hoặc vòi nước Bạn chuẩn bị baking soda, giấm và dung dịch tẩy rửa màu xanh Original Blue Dawn. Sau đó, dùng bao nilong bọc quanh vòi nước cùng với hỗn hợp gồm 2 muỗng baking soda, 4-5 gọt chất tẩy rửa màu xanh và 1/2 chén giấm bên trong.
Sau khi dùng dây thun cố định vòi nước trong bao nilong thì để ngâm trong khoảng 30 phút, tốt nhất là 1 tiếng. Cuối cùng, bạn tháo ra và dùng bàn chải kỳ cọ thì các vết bẩn sẽ nhanh chóng bị loại bỏ rất dễ dàng.



7. Làm sạch kẽ hở bám đầy bụi bẩn trên các vật dụng
Bạn chỉ cần dùng một con dao hoặc một vật mỏng, nhọn tương tự được quấn quanh bởi một chiếc khăn có thấm chất tẩy rửa. Tiếp theo, bạn lau sạch các vết bẩn trong khe hở như hình và cứ tiếp tục lặp lại nhiều lần như thế cho đến khi lau sạch các kẽ hở của vật dụng.


8. Làm sạch các vết trầy xước trên bề mặt gỗ
Bạn dùng khăn thấm vào hỗn hợp được trộn theo công thức khoảng 1/2 chén giấm + 1/2 chén dầu ô liu. Sau đó, bạn chỉ cần dùng chút sức chà mạnh lên bề mặt các vết trầy xước và kết quả nhận được thật kinh ngạc như sau.


Nguồn :http://baodatviet.vn/doi-song/8-meo-tay-sach-bong-bat-ky-vet-ban-cung-dau-nao-3278331/

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Thợ lau kính rơi từ tầng 7 xuống đất

Thợ lau kính rơi từ tầng 7 xuống đất

SHARE THIS





Đang thực hiện công việc lau kính, một công nhân bất ngờ bị tuột dây cáp và rơi xuống từ độ cao tầng 7.

Sự việc xảy ra vào 13h ngày 28/11/2013 tại số tòa nhà ở số 106, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.


Một người đàn ông chưa rõ danh tính (khoảng hơn 30 tuổi) buộc dây thừng treo lủng lẳng trên tầng 7 để lau kính bất ngờ bị đứt dây an toàn.



Người đàn ông rơi thẳng xuống phần mái che ở tầng 1 của tòa nhà,



Vụ việc khiến người đàn ông bị chấn thương nặng. Gần 1 tiếng sau khi xảy ra vụ việc, một xe thang chuyên dụng cùng nhiều chiến sĩ công an được đưa lên mái đưa nạn nhân xuống rồi nhanh chóng đưa lên xe đưa đi cấp cứu.


Vụ việc thu hút sự chứng kiến của nhiều người dân.


Nguồn : https://news.zing.vn/tho-lau-kinh-roi-tu-tang-7-xuong-dat-post372776.html

Mai Huy

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

VỆ SINH LÀM SẠCH TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

VỆ SINH LÀM SẠCH TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

SHARE THIS
Để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong quá trình sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản thì những bề mặt tiếp xúc với thực phẩm là quan trọng nhất là phải luôn được làm vệ sinh sạch sẽ, tránh lây nhiễm các chất gây mất an toàn cho thực phẩm. Để thực hiện việc đó chúng ta phải có quy trình Vệ sinh làm sạch trong nhà máy chế biến thực phẩm , vệ sinh, khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ trước, trong và sau khi sản xuất: 
Điều kiện về cơ sở vật chất:
Vật liêu chế tạo thiết bị,dụng cụ phải: Không độc, không hấp thụ, không thôi nhiễm, không gây mùi vị lạ hay làm biến đổi màu sắc sản phẩm. Các dụng cụ chế biến, bàn chế biến, khuôn khay và các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm của các thiết bị đều được làm bằng inox hoặc bằng nhôm, có bề mặt nhẵn, không thấm nước, không gỉ, không bị ăn mòn, dễ làm vệ sinh, có thể rửa và khử trùng nhiều lần mà không bị hư hại và phải an toàn.
Các dụng cụ và phương tiện cầm tay: được làm bằng các vật liệu phù hợp, không thôi nhiễm (bàn chế biến bằng nhôm/ inôx, dao bằng inox với chuôi dao bằng nhựa, rổ rá, khay chậu bằng nhựa/ inox,…) Các dụng cụ chứa đựng như: thau, rổ, bơ, thùng chứa nguyên vật liệu đều làm bằng nhựa không độc, không mùi, chịu được sự tác động của nhiệt, chất tẩy rửa và khử trùng, không làm ảnh hưởng đến chất lượng và vệ sinh  (ATTP)
Hóa chất sử dụng:
Các hóa chất vệ sinh trong nhà máy chế biến thực phẩm như hóa chất khử trùng,  chất tẩy rửa phải nằm trong danh mục được phép sử dụng và sử dụng đúng nồng độ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Hóa chất khử khuẩn phải đảm bảo nguyên tắc sau:
– Tác dụng nhanh; Không bị ảnh hưởng bởi các chất hữu cơ, xà phòng, chất tẩy rửa hoặc các hóa chất  khác; Không gây độc và không gây ô nhiễm môi trường; Không ảnh hưởng lên các dụng cụ bằng kim loại, vải , cao su hay chất dẻo khác.
– Dễ sử dụng, mùi vị dễ chịu hoặc không mùi.
– Phải hòa tan trong nước và ổn định khi pha.
– Phải có tác dụng làm sạch và rẻ tiền.
– Vệ sinh sạch sẽ môi trường và dụng cụ trước khi tiến hành sát trùng vì bụi đất hoặc rác bẩn có thể tạo lớp màng cơ học ngăn cản thuốc tác động trực tiếp vào vi trùng, hoặc làm thay đổi hay giảm hiệu lực của thuốc.
Bảo quản hóa chất: Mỗi nhóm hoá chất phải được bảo quản riêng, đựng trong bao bì dễ nhận biết, có đầy đủ nhãn mác, đặc tính sử dụng, cách dùng. Kho bảo quản phải cách biệt với khu chế biến.
Chúng tôi giới thiệu một số hóa chất có clo:
Để sử dụng trong tiêu độc khử trùng:chúng ta có thể sử dụng hợp chất của clo nhất là Cloramin B. Nếu ô nhiễm mức độ trung bình như cơ sở sơ chế rau có thể dùng nồng độ 0.5% clo hoạt tính, nếu bị ô nhiễm nặng như lò mổ có thể dùng dung dịch clo hoạt tính 1%.
Lượng hóa chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:
Lượng      Hóa  chất =
(gam)
Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha (%) X số lít _____________________________
Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng (%)*
X 1000
* Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Ví dụ:   Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 25) x 1000 = 200 gam.
Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột canxi hypocloride 70% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 70 ) x 1000 = 72 gam.
Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột natri dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 60)  x 1000 = 84 gam.
          Cách pha: Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ 10 lít nước sạch.
Các dung dịch khử trùng có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.
Phân xưởng chế biến thực phẩm (G.O.C)

                Phương pháp tiêu độc khử trùng:

Người tiến hành lau chùi Chlormin B phải đi găng tay, khẩu trang và đeo kính. Tiến hành pha dung dịch Chlormin B đúng nồng độ quy định. Nếu không sử dụng hết trong 24 giờ có thể đổ xuống cống rãnh, không được đổ xuống ao hồ hoặc bồn vệ sinh của công trình tự hoại. Tuyệt đối không được đổ  bừa bãi ra nơi công cộng tránh ngộ độc thuốc sát khuẩn.
Vệ sinh đầu giờ sản xuất:

Các dụng cụ chứa đựng như: thau, rổ, thớt, thùng nhựa, thùng inox, giá cân, bàn
Bước 1: Rửa nước sạch.
Bước 2: Dùng khăn sạch nhúng vào dung dịch Chloramin B đã pha sẵn tiến hành lau ướt đều trên bề mặt để khử trùng đều khắp mặt trong và mặt ngoài tất cả dụng cụ.
Bước 3: Rửa lại bằng nước sạch cho hết Chloramin B.
Tất cả các dụng cụ sau khi làm vệ sinh phải được úp ngược xuống cho ráo hết nước mới được sử dụng. Dụng cụ sau khi làm vệ sinh chỉ được phép sử dụng trong ngày, khi để qua đêm thì phải tiến hành làm vệ sinh lại.
Trong quá trình sản xuất, nếu các dụng cụ sản xuất bị rớt xuống nền thì phải thực hiện các bước vệ sinh và khử trùng giống như lúc bắt đầu sản xuất.
Vệ sinh giữa cuối ca sản xuất:

Các dụng cụ chế biến như: thùng nhựa, thùng inox, giá cân, bàn…
Bước 1: Dội nước cho trôi hết vụn của sản phẩm còn dính lại trên dụng cụ.
Bước 2Dùng nước xà phòng rửa sạch các chất bẩn bám dính trên dụng cụ mặt trong, mặt ngoài, mặt dưới và các góc cạnh của bàn…
Bước 3: Dùng nước sạch rửa lại cho sạch xà phòng.
Bước 4: Dùng khăn sạch nhúng vào dung dịch Chloramin B để khử trùng đều khắp mặt trong và mặt ngoài tất cả dụng cụ.
Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch.
Đối với nền nhà, thì dùng chổi lau nền sạch nhúng ướt vừa phải dung dịch, tiến hành lau từ ngoài vào trong, sau đó làm ngược lại và để khô tự nhiên. Hoặc có thể phun sương.
Đối với dụng cụ như dao thớt có thể ngâm bằng dung dịch Chloramin B trong 2 giờ sau đó rửa hoặc giặt bằng nước sạch.
Quy trình vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ phải được lập thành văn bản và có người chịu trách nhiệm ký ban hành. Phải có sổ sách theo dõi chương trình làm vệ sinh khử trùng
HÓA CHẤT VỆ SINH TRONG NHÀ MÁY THỰC PHẨM

HÓA CHẤT VỆ SINH TRONG NHÀ MÁY THỰC PHẨM

SHARE THIS

An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Chính vì vậy việc sử dụng hóa chất vệ sinh trong nhà máy thực phẩm phải đảm bảo không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng và môi trường xung quanh.
Trên thị trường hiện nay rất nhiều sản phẩm tẩy rửa vệ sinh , tuy nhiên những sản phẩm có thể áp dụng trong nhà máy thực phẩm thì lại rất ít. Các sản phẩm mang thương hiệu Smart San của tập đoàn Saraya Nhật Bản là một trong số ít các sản phẩm được chứng nhận an toàn trong chế biến thực phẩm. Hãy tham khảo qua các sản phẩm hóa chất vệ sinh trong nhà máy thực phẩm của Smart san sau đây.
  1. Xà phòng rửa tay cho nhân viên chế biến thực phẩm .
    Dung dịch rửa tay Smart San Hand Soap H-1 được làm từ nguyên liệu thảo mộc tự nhiên có độ phân hủy sinh học cao. Xà phòng tạo nhiều bọt và có tính diệt khuẩn, đạt hiệu quả cao trong làm sạch, đồng thời sát khuẩn cho tay. Với công thức không thêm hương liệu, lý tưởng khi thao tác với thực phẩm vì không làm ảnh hưởng tới mùi vị của thực phẩm.
  2. Cồn sát thực phẩm sát khuẩn tay và dụng cụ chế biện: Cồn Thực phẩm Smart San Food-Grade Alcohol Sanitizer S-4 ,Có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn ngay cả sau khi dung dịch cồn đã khô trên tay do công thức đặc biệt của Cồn S-4.
    • Đạt tiêu chuẩn cồn thực phẩm (gốc ethanol).
    • An toàn khi tiếp xúc với bề mặt thực phẩm.
    • Phát huy hiệu quả ngay cả khi bề mặt sát
    • Phù hợp với các quy định về VSATTP hiện hành của Việt

  3. Dung dịch rửa rau củ quả trung tính SAMRT SAN NEUTRAL DETERGENT N-1: Loại bỏ dư lượng thuốc BVTV trên bề mặt rau củ quả, các chất bẩn, …và trứng sán còn lại trong quá trình thu hoạch rau củ quả tươi. Dung dịch trung tính, không mùi tránh nhiễm chéo mùi không mong muốn vào thực phẩm. Có chứng nhận ATTP, độ phân hủy sinh học
  4. Dung dịch tẩy rửa dụng cụ chế biến thực phẩm:  NEUTRAL DETERGENT N-2 VÀ DETERGENT SARAYA SS là 2 loại dung dịch tẩy rửa vệ sinh dụng cụ chế biến thực phẩm hiệu quả. Dung dịch trung tính, không mùi tránh nhiễm chéo mùi không mong muốn vào thực phẩm.Rửa dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm Độ phân hủy sinh học
  5. Dung dịch vệ sinh sàn và cống rãnh: SMARTSAN FOAMING DEGREASER G-1 Dùng để làm sạch vết bẩn dầu mỡ và vết bẩn bám chắc trên bề mặt bằng thép không rỉ, bề mặt gạch men, và bề mặt thiết bị chế biến thực phẩm. Sử dụng kèm thiết bị phun bọt để dễ pha loãng và sử dụng hiệu quả.
  6. Dung dịch tẩy rửa dầu mỡ cháy khét Smart San DEGREASER G-2 :Là dung dịch tẩy rửa mạnh. Dùng để tẩy rửa các lớp bẩn và dầu mỡ đóng bám chắc (đã bị nung nóng nhiệt) trên các thiết bị nấu nướng, hệ thống thoát nước, hệ thống hút khói  (*Xin lưu ý loại vật liệu có thể sử dụng Degreaser G-2)
  7. Dung dịch tẩy trắng và sát khuẩn khăn, thớt,… SmartSan Bleach (Clean.Pro B-1) Dùng cho bề mặt, khăn, dùng cho ngành vệ sinh an toàn thực phẩm.Tẩy trắng khăn và thớt. Làm sạch vết ố từ rau, củ, quả và trà trên bề mặt